Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật quy định các biện pháp để xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.(Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức).
1. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là những cách thức, biện pháp mà nhà nước và các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ xảy ra cũng như xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra.
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
- Biện pháp tự bảo vệ
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp dân sự
- Biện pháp hình sự
- Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT
2.1. Biện pháp tự bảo vệ:
- Yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của luật này và các quy định khác có liên quan
- Kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (ds)
- Ưu điểm của biện pháp:
+ Tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật, các bên chủ thể chủ động trong quá trình giải quyết tranh chấp, lựa chọn biện pháp thực hiện, hòa giải, thương lượng để tìm ra biện pháp gq
+ Không phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan NN có thẩm quyền, giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Tiết kiệm chi phí
+ Bảo mật thông tin
+ Đối với hành vi cạnh tranh ko lành mạnh, đây là căn cứ tiếp theo trong trường hợp gửi thư cảnh báo ko có hiệu quả
- Hạn chế của biện pháp tự bảo vệ
+ Hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên liên quan.
2.2. Biện pháp hành chính
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: điều 15 NĐ 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi NĐ 126/2021/ ( cấp huyện, cấp tỉnh)
- Các biện pháp xử lý hành chính được quy định tại nghị định số 99/2013/NĐ-CP
+ Cảnh báo, phạt tiền và xử phạt bổ sung
- Ưu điểm:
+ Là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn chấm dứt ngay hành vi xâm phạm để bảo vệ trật tự kinh tế, lợi ích người tiêu dùng
+ Có tính cưỡng chế, bắt buộc
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục đơn giản hơn
- Nhược điểm:
+ Tính răn đe ko cao
+ Tiền nộp phạt về ngân sách nhà nước nên chủ thể phải khởi kiện dân sự riêng để đòi bồi thường thiệt hại
2.3. Biện pháp dân sự
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Buộc bồi thường thiệt hại
- Buộc tiêu hủy
- Nguyên tắc xác định thiệt hại quy định tại điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ
- Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại quy định tại điều 205 Luật sở hữu trí tuệ
- Áp dụng được biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn, ngăn ngừa thiệt hại
Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!
-------------------------
Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0966.846.783
Email: congtyluatthuanduc@gmail.com
Website: http://luatthuanduc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349