Chơi hụi không còn quá xa lạ với bà con Việt Nam, đây được xem là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chơi hụi, điều kiện để chơi hụi. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc chơi hụi dựa trên góc nhìn pháp lý.
Chơi hụi được giải thích tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:
- Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
- Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia họ về thời gian, phần họ, thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có) và các thành viên.
- Thành viên là người tham gia dây họ, góp phần họ, được lĩnh họ và trả lãi (nếu có).
- Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ.
- Điều kiện làm thành viên:
+ Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
- Điều kiện làm chủ họ:
+ Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015
+ Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
+ Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Trường hợp chủ hụi giật hụi:
- Trường hợp chủ hụi chỉ mất khả năng thanh toán, chưa bỏ trốn
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì giao tiền hụi cho các hụi viên khi đến kỳ chính là nghĩa vụ của chủ hụi. Nếu chủ hụi đến kỳ hạn mất khả năng thanh toán thì cũng được xem là một trường hợp của “giật hụi”.
- Trường hợp chủ hụi “ôm tiền bỏ trốn”
Hành vi “ôm tiền bỏ trốn” không chỉ là hành vi cố ý trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền cho các hụi viên, mà hành vi này còn có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017. Theo đó, khi chủ hụi có hành vi trên, các hụi viên có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng trên gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP có 3 mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về hụi, cụ thể như sau:
Mức 1: Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng
Mức 2: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng
Mức 3: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng
Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!
-------------------------
Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0966.846.783
Email: congtyluatthuanduc@gmail.com
Website: http://luatthuanduc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349