Đáp ứng điều kiện gì để kết hôn với sĩ quan quân đội?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 723

Quân đội là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Như đã biết, để được đứng vào hàng ngũ quân đội nhân dân sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện về sức khỏe, nhân thân,... Vậy, muốn kết hôn với sĩ quan quân đội thì sẽ phải đáp ứng những điều kiện gì?

1. Sĩ quan quân đội là ai?

Theo quy định tại Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008 quy định:

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

điều kiện gì để kết hôn với sĩ quan quân độiCông ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

2. Điều kiện để kết hôn với sĩ quan quân đội?

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Các điều kiện để kết hôn với sĩ quan quân đội theo quy định mới nhất năm 2024 như sau:

Các điều kiện chung

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn:

- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Các trường hợp bị cấm kết hôn được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

- Bạo lực gia đình;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Các điều kiện đặc thù

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể các điều kiện để kết hôn với sĩ quan quân đội. Đối với việc kết hôn với sĩ quan quân đội thì sẽ do nội bộ ngành quy định. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số điều kiện mà nếu thuộc vào một hoặc các trường hợp này sẽ được coi là lý lịch không trong sạch:

- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;

- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...;

-  Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;

-  Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).

Khi thẩm tra về điều kiện này thì sẽ thẩm tra lý lịch ba đời.

Tại Khoản 18 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Nếu lý lịch trong phạm vi ba đời có người thuộc trường hợp trên thì sẽ không được kết hôn với sĩ quan quân đội.

Như vậy, việc kết hôn với sĩ quan quân đội cũng là việc kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, ngoài các điều kiện như kết hôn thông thường, người kết hôn với sĩ quan quân đội còn phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù về nhân thân.

3. Đăng ký kết hôn với sĩ quan quân đội ở đâu?

Theo Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Theo Khoản 1 Điều 15 Luật cư trú 2020 quy định nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác theo quy định.

Như vậy, việc kết hôn có thể đăng ký ở Uỷ ban nhân dân cấp xã của người muốn kết hôn với sĩ quan quân đội hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đơn vị mà sĩ quan quân đội đó đóng quân.

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan