Không đi khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào? Quy định pháp luật? Công ty Luật Thuận Đức
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 230

Không đi khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào? Quy định pháp luật? Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự được hiểu là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. 

Tư vấn pháp luật liên hệ: 0966.846.783

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức

Không đi khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào? Quy định pháp luật? Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự được hiểu là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức

1. Không đi khám nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào?

Để đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân buộc phải thực hiện khám nghĩa vụ quân sự. Do đó, trường hợp trốn khám nghĩa vụ quân sự hay có các hành vi khác vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.”.

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP người không tham gia khám nghĩa vụ quân sự có lý do chính đáng là một trong các lý do dưới đây:

Người phải thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

[1] Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự (bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp…) đang bị ốm nặng.

[2] Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

[3] Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

[4] Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở.      

 

Không đi khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào Quy định pháp luật Công ty Luật Thuận Đức Công ty Luật TNHH Thuận ĐứcCông ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

 

2. Trốn khám nghĩa vụ quân sự có bị xử lý hình sự không?

Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 như sau:

“Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì một người được coi là phạm Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi thực hiện 01 trong 03 hành vi:

- Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự;

- Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ;

- Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện.”

Hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không phải là hành vi cấu thành cơ bản của Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Đồng thời, tại mục 11 phần I Công văn 5887/VKSTC-V14 cũng giải thích rõ, trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành:

- Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự;

- Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

- Lệnh gọi nhập ngũ;

- Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ quy định xử lý hình sự đối với 03 hành vi (nêu trên, không quy định xử lý hình sự đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi “không chấp hành lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự” theo quy định.

 

Xem thêm: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN VÀ TẠM HOÃN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2024?

Xem thêm: XIN XÁC NHẬN THÔNG TIN CƯ TRÚ Ở ĐÂU? LÀM THẾ NÀO ĐỂ XIN XÁC NHẬN THÔNG TIN VỀ CƯ TRÚ?

 

Công ty Luật TNHH Thuận Đức, Công ty Luật Thuận Đức, Luật Thuận Đức, Tư vấn pháp luật, Tham gia tố tụng, Đại diện ngoài tố tụng, Dịch vụ pháp lý khác...

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan