Không xác thực sinh trắc học có thể thực hiện giao dịch online không?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 200

1. Xác thực sinh trắc học là gì?

Theo khoản 3 Điều 3, Luật Căn cước năm 2023 do Quốc hội ban hành:

“Sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác”.

Dữ liệu sinh trắc học là điểm nhận dạng độc nhất của mỗi cá nhân, không có sự trùng lặp, kể cả là hai người sinh đôi.

Xác thực sinh trắc học là việc sử dụng các đặc điểm sinh học như khuôn mặt, vân tay, giọng nói hay võng mạc của một người để xác thực họ có quyền truy cập và thực hiện một số hoạt động nhất định trên các dữ liệu, hệ thống không.

Hiện nay, dữ liệu sinh trắc học của từng công dân đã được bộ công an thu thập và lưu trữ trong thẻ căn cước công dân gắn chip.

2. Không xác thực sinh trắc học có thể thực hiện giao dịch online không?

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể để các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán thì phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

“5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán đảm bảo nguyên tắc:

a) Phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro và thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này;

b) Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;

c) Chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:

(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc

(ii) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc

(iii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc

(iv) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;

d) Áp dụng các biện pháp xác thực đối với từng loại giao dịch trong thanh toán bằng phương tiện điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bằng phương tiện điện tử;

đ) Việc sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài và tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.”

Không xác thực sinh trắc học có thể thực hiện giao dịch online không?Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

Ngoài ra, Điều 23 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về hiệu lực thi hành như sau:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.

2. Điều 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 19 (trừ quy định tại khoản 3) Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

3. Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 17 áp dụng đối với tài khoản thanh toán của cá nhân và khoản 3 Điều 19 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

4. Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư này áp dụng đối với tài khoản thanh toán của tổ chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2025.

5. Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:

a) Điều 16, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 17 áp dụng đối với tài khoản thanh toán của cá nhân và khoản 3 Điều 19 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025;

b) Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư này áp dụng đối với tài khoản thanh toán của tổ chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.”

Như vậy, trừ khách hàng của các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt thì từ ngày 01/01/2025 (đối với khách hàng là cá nhân) và từ ngày 01/07/2025 (đối với khách hàng là tổ chức) nếu không thực hiện xác thực sinh trắc học và chưa kiểm tra đối chiếu thì sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến bằng tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp có nhu cầu thì khách hàng sẽ phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện giao dịch.

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

 

 

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan