Phòng tránh rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng? - Công ty Luật Thuận Đức
Tác giảLuật Thuận Đức
Lượt xem: 138

Trong đời sống, cá nhân và pháp nhân sẽ phải tham gia vào các giao dịch trong lĩnh vực như dân sự, kinh doanh thương mại, lao động,...được giao kết dưới hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, khi tham gia ký kết hợp đồng, nhiều trường hợp có thể xảy ra những rủi ro pháp lý và dẫn đến tranh chấp. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng tránh rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng thông qua bài viết dưới đây. Phòng tránh rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng? (Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức).

 

Những biện pháp phòng tránh rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng

Hiện nay, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh - thương mại là hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển sôi động. Song song với sự phát triển đó, thì những rủi ro pháp lý cũng xảy ra ngày một nhiều hơn và không hề báo trước. Những rủi ro một khi xảy ra sẽ kéo theo những hậu quả là những thiệt hại về tài sản, về thu nhập,... không nhỏ, đẩy các bên vào tình thế khó khăn hoặc phá sản hoặc không còn khả năng phục hồi kinh doanh. Vậy để không gặp phải trường hợp rủi ro và có thể dẫn đến Hợp đồng vô hiệu, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

 

- Thứ nhất, tìm hiểu đầy đủ quy định pháp luật về hợp đồng và xác định đúng luật áp dụng khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Biện pháp này sẽ đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật nhằm hạn chế rủi ro, Bên cạnh đó, việc xác định luật áp dụng phải căn cứ vào chủ thể, nội dung và đối tượng của hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ toàn diện các quy định của pháp luật về hợp đồng và có liên quan đến lĩnh vực mà mình tham gia giao dịch là điều cần làm đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

 

- Thứ hai, tuân thủ các quy định về hình thức của hợp đồng và chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

Đối với hình thức hợp đồng, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể... Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì cần phải tuân theo các quy định đó. Việc vô tình hay cố ý bỏ qua không đăng ký, công chứng hoặc chứng thực sẽ làm hợp đồng bị vô hiệu.

Đối với chủ thể của hợp đồng, những người tham gia ký kết phải đảm bảo về đủ độ tuổi luật định, đủ năng lực hành vi. Nếu trong trường hợp đại diện để ký kết hợp đồng thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ.

 

- Thứ ba, tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức ký kết hợp đồng

Việc này cho phép bạn đánh giá được khả năng, điều kiện, sự tín nhiệm hay hạn chế của đối tác để đưa ra sự lựa chọn cần thiết là có hợp tác với họ hay không. Đồng thời, biện pháp này cũng tạo cơ hội cho công việc luôn phát triển vững chắc.

 

- Thứ tư, soạn thảo hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác.

Để bảo đảm sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng thì bạn nên tham khảo các mẫu hợp đồng hoặc nhờ các luật sư, luật gia giúp đỡ. Ngoài ra bạn phải xem lại giao dịch đó còn có những yêu cầu gì cần đưa vào hợp đồng không. Chỉ khi nào tất cả những yêu cầu liên quan đến giao dịch được thỏa mãn thì bạn mới chính thức ký hợp đồng.

Về ngôn ngữ, nguyên tắc chung thì khi soạn thảo văn bản phải đảm bảo ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa nhiều nghĩa.

 

Phòng tránh rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng Công ty Luật Thuận Đức

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

- Thứ năm, nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Nếu bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mà vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì nội dung đó bị vô hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ, điều này cũng sẽ làm bạn phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề, chẳng hạn tài sản giao dịch có thể bị tịch thu, không thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo hộ…

 

- Thứ sáu, áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đã được pháp luật quy định.

Pháp luật dân sự, kinh doanh – thương mại quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, ký cược và tín chấp. Tùy theo từng nội dung của giao dịch mà người tham gia giao kết xem xét nên đưa hình thức bảo đảm nào vào sao cho phù hợp. Các biện pháp bảo đảm này có tính ràng buộc bên đối tác để tạo sự tin tưởng và độ an toàn khi giao dịch.

 

- Thứ bảy, nhờ luật sư, hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp đồng, tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng.

Luật sư là những người có chuyên môn về pháp luật, có khả năng sử dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp người tham gia giao dịch dân sự, kinh doanh – thương mại soạn thảo một hợp đồng đạt được yêu cầu và khi ký kết thì các bên có thể vững tin. Cũng cần lưu ý, không được lợi dụng họ để soạn thảo, ký kết hợp đồng có tính luồn lách pháp luật, che giấu các thỏa thuận, các giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Trên đây là những biện pháp phòng tránh rủi ro pháp lý rất cần thiết khi tham gia ký kết bất cứ Hợp đồng. Bởi lẽ, những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, không chỉ mất nhiều thời gian mà còn tốn kém nhiều công sức, tiền của để khắc phục những thiệt hại đó.

 

Phòng tránh rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng? (Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
5 / 5 (1Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan