QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC) ĐỐI VỚI NHÀ TRỌ, NHÀ CHO THUÊ, CHUNG CƯ – CÔNG TY LUẬT THUẬN ĐỨC
Tác giảLuật Thuận Đức
Lượt xem: 180

Vừa qua vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/9/2023 tại chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thương tâm làm nhiều người chết, nhiều người bị thương và thiệt hại tài sản. Từ đây chúng ta cũng đặt ra câu hỏi về việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà trọ, nhà cho thuê, chung cư mini,… được quy định như thế nào? Công ty Luật Thuận Đức: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác liên hệ hotline: 0966.846.783

Các thành phố lớn nói chung hay Hà Nội nói riêng là nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước (theo Báo Nhân dân điện tử). Đây là nơi tập trung nhiều người dân sinh sống, người lao động, sinh viên,… đặc biệt vào giai đoạn tháng 8, tháng 9 hằng năm là thời điểm nhập học của các trường Đại học các vấn đề về nhà trọ, nhà cho thuê cũng được đề cập nhiều trong giai đoạn này.

Vừa qua vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/9/2023 tại chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thương tâm làm nhiều người chết, nhiều người bị thương và thiệt hại tài sản. Từ đây chúng ta cũng đặt ra câu hỏi về việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà trọ, nhà cho thuê, chung cư mini,… được quy định như thế nào?

Công ty Luật Thuận Đức liên hệ tư vấn: 0966.846.783

1. Trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Căn cứ Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy hiện hành trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy được pháp luật quy định như sau:

- Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

+ Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

+ Cá nhân có trách nhiệm:

a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

2. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy chữa cháy (PCCC)

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

3. Quy định PCCC nhà trọ cho khách thuê và người thuê

Chủ kinh doanh và người thuê phải còn tuân thủ một số nghĩa vụ, trách nhiệm sau đây:

- Trách nhiệm của chủ kinh doanh

+ Đôn đốc, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện đúng quy định về an toàn PCCC.

+ Gắn bảng nội quy tiêu lệnh chữa cháy cho nhà trọ.

+ Trang bị các loại bình chữa cháy, các thiết bị báo cháy hay phụ kiện hỗ trợ như búa thoát hiểm,…

+ Thường xuyên kiểm tra xung quanh nhà trọ phát hiện và giải quyết nhanh chóng các tình trạng có thể gây hỏa hoạn.

+ Phối hợp với các cơ quan ban ngành, nhà dân lân cận xử lý kịp thời khi có sự cố khẩn cấp xảy ra.

+ Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng và các biện pháp thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

- Trách nhiệm của cá nhân thuê trọ

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng cháy chữa cháy cho nhà trọ.

+ Nắm rõ các kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

+ Biết cách dùng bình chữa cháy hay các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản khác.

+ Luôn đảm bảo an toàn của bản thân và mọi người xung quanh bằng việc sử dụng lửa hay chất dễ thật cẩn thận.

+ Ngăn chặn các nguy cơ có thể gây chảy nổ hoặc các trường hợp vi phạm luật phòng cháy chữa cháy.

+ Sử dụng các chất dễ cháy một cách an toàn, tuyệt đối không được đốt lửa trong nhà trọ ngoài trừ nấu ăn trong phòng.

Như vậy, với nhà trọ có 2 thứ cần thiết phải trang bị đó là bình chữa cháy và nội quy tiêu lệnh PCCC.

Quy định về phòng cháy chữa cháy PCCC đối với nhà trọ nhà cho thuê chung cư Công ty Luật Thuận Đức

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, liên hệ: 0966.846.783

4. Phương án lắp đặt hệ thống PCCC đối với phòng cho thuê và nhà trọ:

+ Hệ thống chữa cháy trục đứng vách tường.

+ Hệ thống chữa cháy tự động trên trần cho khu vực nhà xe.

+ Hệ thống báo cháy, khói tự động

+ Bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh, nội quy PCCC có kiểm định thường xuyên (6 tháng/lần)

+ Phương án phòng cháy chữa cháy lập và lưu trữ tại cơ sở kinh doanh có kiểm tra định kỳ của cán bộ PCCC

5. Hồ sơ xin giấy phép PCCC nhà trọ

Đối với nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt thiết kế PCCC khi xin thẩm duyệt cần những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về PCCC.

- Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy

- Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.

- Bản thống kê toàn bộ những phương tiện PCCC và các phương tiện cứu người đã trang bị.

- Cùng một số các giấy tờ khác có liên quan

Trên đây là một số quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà trọ, nhà cho thuê, chung cư. Tư vấn pháp luật trực tuyến liên hệ: 0966.846.783

Quy định về phòng cháy chữa cháy, PCCC, quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ, nhà cho thuê, chung cư, Công ty Luật Thuận Đức, Luật Thuận Đức...

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan