Xác định cha, mẹ, con trong sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc xin noãn, tinh trùng, phôi - Công ty Luật Thuận Đức
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 272

Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày một phát triển hơn, các phương pháp để hỗ trợ sinh sản cũng ngày một đa dạng, giúp cho những cặp vợ chồng vô sinh, những người phụ nữ độc thân có thể có con, thực hiện hoá ước mơ của họ trở thành sự thật. Tuy nhiên, việc sinh con theo phương pháp khoa học đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề pháp lý trong đó việc xác định cha, mẹ, con là đặc biệt quan trọng bởi nó liên quan mật thiết đến các quan hệ nhân thân, tài sản phức tạp. Vậy nên, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Công ty LuậtThuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức.

 

1. Thế nào là sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

- Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.

- Trong đó, Thụ tinh nhân tạo là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung; được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng; sau đó bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP giải thích: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”.

 

2. Điều kiện để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; …”. Như vậy, pháp luật cho phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong hai trường hợp:

+ Đối với cặp vợ chồng vô sinh: Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này; “Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần; không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”. Các nguyên nhân dẫn đến vô sinh có thể xuất phát từ người đàn ông; và cũng có thể xuất phát từ người phụ nữ. Vô sinh có thể là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con; cũng có thể là đã từng có con; nhưng sau đó mất khả năng này.

+ Đối với phụ nữ độc thân: Khoản 6 Điều 2 Nghị định này quy định: “Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Nghĩa là; tại thời điểm đó; người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân với bất kỳ ai. Mặc dù không muốn bị ràng buộc bởi hôn nhân; nhưng họ vẫn muốn có một đứa con để yêu thương; chăm sóc; đó cũng là một trong những lý do dẫn đến người phụ nữ lựa chọn phương pháp này.

 

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

 

3. Xác định cha mẹ con trong các trường hợp cụ thể

● Thứ nhất, xác định cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh

- Theo quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”

- Đối chiếu với quy định tại Điều 88, Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.

→ Từ quy định trên ta có thể lý giải; trường hợp vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dẫn đến người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ sinh ra là con chung vợ chồng. Quan hệ mẹ – con được mặc nhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ; còn quan hệ cha con được xác lập thông qua sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ.

+ Tuy nhiên; đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; việc thụ thai phải được diễn ra trong thời kỳ hôn nhân.

→ Vì thế,quy định căn cứ vào sự thừa nhận của cha, mẹ cụ thể: Trong trường hợp đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà việc người vợ có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lại trước thời kỳ hôn nhân thì không được áp dụng. Tương tự; quy định: Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung; cũng không được áp dụng.

- Ngoài ra; trong trường hợp sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; hôn nhân của vợ chồng bị chấm dứt thì con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên; đối với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; việc mang thai không hoàn toàn chịu sự chi phối của tự nhiên mà còn phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng trong cặp vợ chồng vô sinh; vào điều kiện thích hợp theo sự chỉ định của sở y tế.

 

● Thứ hai, xác định cha mẹ đối với phụ nữ độc thân

- Trường hợp này được áp dụng đối với những người phụ nữ không xác lập quan hệ hôn nhân; nhưng mong muốn có con.

- Theo đó; việc xác định cha mẹ trong trường hợp này được Luật quy định cụ thể. Theo khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”. Tức là; người phụ nữ độc thân này đương nhiên là mẹ của đứa trẻ được sinh ra đó.

 

● Thứ ba, xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng

- Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp này không khác gì so với xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên. Bản chất của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con căn cứ vào huyết thống, con phải có chung huyết thống với cha, mẹ. Việc xác định một người là con hay không phải là con mình dựa trên việc chứng minh họ có cùng chung huyết thống với mình hay không. Pháp luật cho phép cha, mẹ có quyền xác định người nào đó là con mình cũng như có quyền xác định một người nào đó không phải là con mình theo Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2014.

- Quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 cho phép suy đoán con do người vợ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân sẽ có chung huyết thống với vợ chồng, do đó, sẽ là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

 

● Thứ tư, xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người hiến

- Đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến. Con sinh ra có chung huyết thống với người vợ nhưng không có chung huyết thống với người chồng. Mẹ của đứa trẻ là người vợ, người có chung huyết thống với đứa trẻ cũng là người sinh ra đứa trẻ. Trong khi đó cha đứa trẻ xác định căn cứ vào thời kỳ hôn nhân. Cha của đứa trẻ là người chồng hợp pháp của mẹ đứa trẻ trong thời kỳ mang thai hoặc sinh con. Quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014, con do người vợ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

 

Xác định cha mẹ con trong sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc xin noãn, tinh trùng, phôi? Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức.

 

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

       Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan