Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã do cơ quan nào quản lý?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 245

1. Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã do cơ quan nào quản lý?

Khoản 2 Điều 2 Hướng dẫn 11/HD-BCA-V03 năm 2025 có quy định như sau:

“Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã

1. Bổ nhiệm chức danh (hoặc bố trí) Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ thuộc Tổ Cảnh sát phòng, chống tội phạm hoặc cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm và phòng, chống tội phạm ở Công an cấp xã đủ tiêu chuẩn, năng lực bổ nhiệm Cán bộ điều tra.

2. Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã do Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quản lý.

3. Giao Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế để bổ nhiệm số lượng Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã cho phù hợp.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã sẽ do Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quản lý.

Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã do cơ quan nào quản lý? Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã được quy định ra sao?

Điều 5 Hướng dẫn 11/HD-BCA-V03 năm 2025 có quy định rằng:

“Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra khi bố trí ở Công an cấp xã

Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và Điều 59 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 theo sự phân công của Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và Điều 59 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 theo sự phân công của Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã. Cụ thể:

Tại Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định:

(1) Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

- Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;

- Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

- Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.

(2) Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.

Tại Điều 59 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có quy định:

(1) Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Điều tra được quy định như sau:

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 của Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có thể được bổ nhiệm làm Cán bộ Điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động Điều tra hình sự

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

(2) Khi tiến hành điều tra vụ án, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phân công người thuộc cơ quan, đơn vị làm Cán bộ Điều tra giúp mình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này. Cán bộ Điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.

(3) Cán bộ điều tra chịu trách nhiệm trước Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh thì cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã phải báo cáo cho ai?

Khoản 3 Điều 7 Hướng dẫn 11/HD-BCA-V03 năm 2025 có quy định rằng:

“Công tác chỉ đạo, phối hợp, thông tin báo cáo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh đối với Công an cấp xã, Điều tra viên, Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã

...

3. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh thì Công an cấp xã, Điều tra viên, Cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã kịp thời báo cáo Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh để có hướng dẫn, chỉ đạo.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh thì cán bộ điều tra bố trí ở Công an cấp xã phải kịp thời báo cáo Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh để có hướng dẫn, chỉ đạo.

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan