CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ DI CHÚC. CÁCH PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
Tác giảLuật Thuận Đức
Lượt xem: 474

Trường hợp người để lại di sản thừa kế đã chết nhưng không có di chúc thì di sản được phân chia thế nào? Chia di sản thừa kế trong trường hợp người mất không để lại di chúc. Cách phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Pháp luật quy định như thế nào về chia thừa kế....

Chia di sản thừa kế trường hợp không có di chúc. Cách phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

*Căn cứ chia di sản thừa kế trường hợp không có di chúc:

Trường hợp người để lại di sản đã chết nhưng không để lại di chúc thì di sản đó được căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (hiện hành) quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (hiện hành) người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trường hợp người để lại di sản thừa kế đã chết nhưng không có di chúc thì trường hợp này di sản đó sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự về hàng thừa kế như đã nêu ở trên theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ hai và đến hàng thừa kế thứ ba. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.


* Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định thế nào?

Phân chia di sản theo pháp luật còn được quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Theo đây, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 nêu trên.

Khi nào di sản thừa kế bị hạn chế phân chia?

Di sản thừa kế bị hạn chế phân chia trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

- Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Như vậy, người được hưởng di sản thừa kế và những người có quyền và nghĩa vụ liên cũng cần để ý đến những trường hợp hạn chế phân chia di sản.

Chia thừa kế, xác định di sản thừa kế, thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế, chia di sản thừa kế, phân chia di sản, ...

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
5 / 5 (1Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan