Khi nào bị cấm dùng chứng minh nhân dân?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 289

1. Từ năm 2025 trở đi

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, Chứng minh nhân dân (CMND) có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).

Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip thay cho CMND. Nghĩa là, những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị “khai tử” và việc sử dụng CMND sau thời điểm bị cấm.

Tuy nhiên, mới đây, theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước năm 2023 số 26/2023/QH15, Chứng minh nhân dân còn hạn đến sau 31/12/2024 thì chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024. Tức là, sang năm 2025, sẽ chính thức “khai tử” hoàn toàn Chứng minh nhân dân.

Đồng thời, các loại giấy tờ pháp lý hiện đang sử dụng thông tin từ số Chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng. Công dân sẽ không bị yêu cầu thay đổi, điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân trong giấy tờ đã cấp.

Ngoài ra, các Chứng minh nhân dân hết hạn từ ngày 15/10/2024 đến trước 30/6/2024 thì tiếp tục được sử dụng hết ngày 30/6/2024.

 

KHI NÀO BỊ CẤM DÙNG CHỨNG MINH NHÂN DÂN?

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

 

2. Các trường hợp trước năm 2025

Trước thời điểm chính thức bị khai tử từ 01/01/2025 theo quy định của Luật Căn cước năm 2023, giải đáp "khi nào bị cấm dùng Chứng minh nhân dân" sẽ gồm các trường hợp dưới đây:

2.1. Khi một người dùng hai hoặc nhiều CMND

Điều này được quy định rất rõ tại Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân.

Cụ thể, Thông tư này cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. Trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại.

2.2. Khi thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam

Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. CMND là giấy tờ tùy thân dành cho công dân Việt Nan, do đó, khi từ bỏ quốc tịch, người đó sẽ không còn được giữ và sử dụng CMND nữa.

2.3. Khi ra nước ngoài định cư

Dù chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu ra nước ngoài định cư, công dân cũng bị cấm sử dụng CMND. Trong trường hợp này, CMND cũng sẽ bị thu hồi (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 05).

Người có thẩm quyền thu hồi CMND trong trường hợp (2) và (3) nêu trên là công an cấp huyện nơi cấp CMND.

2.4. Khi dùng CMND của người khác

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc chiếm đoạt, sử dụng CMND của người khác sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

2.5. Trường hợp khác

Điều 5 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP chỉ rõ, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

- CMND hết thời hạn sử dụng;

- CMND hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Việc sử dụng CMND trong các trường hợp là không hợp lý và cần làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

 

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan