Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì có khởi tố vụ án hình sự nữa không?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 223

Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì có khởi tố vụ án hình sự nữa không?

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

1. Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra mà trong đó cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.

2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

Căn cứ theo Điều 153, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cụ thể như sau:

“1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

- Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”.

Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

3. Khởi tố vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 143, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.

Tuy nhiên tại Điều 155, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định tại Khoản 1 của các Điều sau đây trong Bộ luật Hình sự:

“Điều 134: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 135: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 136: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 138: tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 139: tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Điều 141: tội hiếp dâm

Điều 143: tội cưỡng dâm

Điều 155: tội làm nhục người khác

Điều 156: tội vu khống

Điều 226: tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Như vậy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm cũng sẽ khởi tố vụ án hình sự, đối với những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì dù nếu có đầy đủ dấu hiệu tội phạm nhưng bị hại không có yêu cầu thì sẽ không khởi tố vụ án hình sự.

4. Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì có khởi tố vụ án hình sự nữa không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“ Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì dù người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.

Như vậy đối với những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đình chỉ vụ án.( Loại trừ những trường hợp rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ tiến hành tố tụng đối với vụ án).

Tuy nhiên nếu thuộc những trường hợp còn lại thì việc rút đơn khởi tố của bị hại sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật, việc rút đơn của bị hại có thể được Tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan