Tư vấn pháp luật liên hệ: 0966.846.783
Lợi ích khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp?
Hiện nay, việc sáp nhập doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề khá phổ biến và nhận được sự quan tâm của nhiều công ty. Vậy lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp mang lại là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Lợi ích khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp? Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức.
1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”. Do đó, sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 định nghĩa như sau: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
2. Đặc điểm của hình thức sáp nhập doanh nghiệp
- Chủ thể: Bao gồm doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. Việc chuyển giao này sẽ được thực hiện thông qua hình thức ký kết hợp đồng.
- Hậu quả pháp lý:
Thứ nhất, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại kể từ thời điểm doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn tất các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền, nghĩa vụ và lợi ích một cách hợp pháp. Họ sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập. Chỉ doanh nghiệp nhận sáp nhập mới có quyền quyết định, điều hành và quản lý.
3. Những lợi ích từ việc sáp nhập doanh nghiệp
- Quy mô doanh nghiệp được mở rộng:
Việc các doanh nghiệp sáp nhập với nhau sẽ tạo nên những quy mô lớn hơn về nguồn vốn, nhân công, số lượng chi nhánh,… Qua đó tạo ra khả năng cung ứng vốn cho những dự án có quy mô lớn hơn, lãi suất cạnh tranh cũng tăng cao hơn. Ngoài ra, sự gia tăng về chi nhánh sau khi sáp nhập sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
- Hệ thống khách hàng được tận dụng tối đa:
Mỗi doanh nghiệp được tạo ra đều sở hữu đặc thù kinh doanh riêng biệt. Chính vì vậy khi kết hợp lại sẽ có những thế mạnh riêng nhằm bổ sung cho nhau. Doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng của doanh nghiệp trước đó. Nhờ vậy, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ mà doanh nghiệp trước không có, từ đó giúp tăng sự gắn bó của khách hàng và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp sau khi sáp nhập.
- Nâng cao giá trị doanh nghiệp:
Việc sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát huy lợi thế kinh doanh trên quy mô lớn. Nó giúp giảm bớt các chi phí thực hiện nếu tiến hành mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp phù hợp sẽ góp phần tận dụng được thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng. Từ đó tăng năng suất hoạt động cho doanh nghiệp, mang lại nguồn lợi nhuận cao, nhanh chóng vươn tới vị trí cao hơn trên thị trường kinh doanh quốc tế.
Lợi ích khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp? Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức.
Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!
-------------------------
Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0966.846.783
Email: congtyluatthuanduc@gmail.com
Website: http://luatthuanduc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349