Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không? - Công ty Luật Thuận Đức
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 232

Trong việc xác định quyền hưởng di sản theo di chúc của pháp nhân là điểm quan trọng đáng lưu ý. Vậy pháp nhân có thể được hưởng di sản theo di chúc hay không? Hãy cùng Luật Thuận Đức tìm hiểu về vấn đề này. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?...(Công ty Luật Thuận Đức/ Công ty Luật TNHH Thuận Đức/ Luật Thuận Đức/ Thuận Đức).

 

1. Pháp nhân là gì?

Pháp nhân được xác định tại Điều 74 của Bộ luật Dân sự năm 2015:

* Để được công nhận là một pháp nhân, một tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Phải được thành lập theo quy định của Bộ luật này và các luật khác có liên quan;

- Phải có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

* Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về pháp nhân, nhưng qua các điều kiện được nêu, có thể phát triển một khái niệm cơ bản về pháp nhân.

Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con ngươi, được pháp luật của một Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được Nhà nưốc công nhận thì mới có tư cách pháp nhân. 

 

2. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?

Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ:

“Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Như vậy, pháp nhân cũng là đối tượng được hưởng thừa kế nhưng chỉ hưởng theo di chúc nhưng đây không phải quyền hưởng thừa kế mặc định hoặc đương nhiên mà chỉ khi người để lại di sản thừa kế để lại di chúc thì pháp nhân mới được hưởng di sản thừa kế.

Nghĩa là pháp nhân có thể là một người thừa kế, nhưng chỉ được hưởng di sản nếu được chỉ định trong di chúc. Quyền hưởng di sản này không phải là một quyền đương nhiên hoặc mặc định mà cần phải có sự chỉ rõ trong di chúc của người để lại, pháp nhân chỉ có thể nhận di sản khi được ghi rõ trong di chúc.

 

Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không Công ty Luật Thuận Đức

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

 

3. Điều kiện để pháp nhân được hưởng di sản theo di chúc

Căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Do đó, pháp nhân nếu muốn hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Mà theo Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân chấm dứt tồn tại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân

- Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

*Lưu ý: Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Như vậy, quyền hưởng di sản theo di chúc của pháp nhân được quy định trong Điều 609 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Pháp nhân có thể được hưởng thừa kế theo di chúc chỉ khi được ghi rõ trong di chúc của người để lại di sản. Điều này đặt ra một số điều kiện về sự tồn tại và hoạt động của pháp nhân, nhằm đảm bảo tính hợp pháp và xác đáng trong quá trình thừa kế di sản theo di chúc.

 

Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?...(Công ty Luật Thuận Đức/ Công ty Luật TNHH Thuận Đức/ Luật Thuận Đức/ Thuận Đức).

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan