Quy định pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng? Giải phóng mặt bằng là gì?...
Việc “đền bù” liên quan đến giải phóng mặt bằng là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm. Trên thực tế mặc dù đã có những hướng dẫn chi tiết thế nhưng việc triển khai thực hiện lại rất phức tạp. Quy định pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng? Giải phóng mặt bằng là gì?...(Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)
1. Giải phóng mặt bằng là gì? Bồi thường giải phóng mặt bằng và đền bù?
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.
Đền bù giải phóng mặt bằng thực tế diễn ra tương đối phức tạp, cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân nếu không sẽ dễ dẫn đến tranh chấp.
2. Các trường hợp được đền bù sau giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi nhà nước có quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013)
- Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013)
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 65 Luật Đất đai 2013)
3. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 quy định các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì được bồi thường.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
4. Điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường
Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp.
5. Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
- Trước khi ra Quyết định thu hồi đất, chậm nhất 90 ngày, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có thông tin thu hồi đất đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
- Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi thôn qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Thu hồi đất
Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang ổn định gia đình tại nước ngoài.
Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất
- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thống kê tài sản đất đai. Chủ sở hữu và chủ sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp, để công tác thống kê tài sản được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
- Nếu sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ lập hồ sơ và có biên bản cưỡng chế tiến hành kiểm đếm bắt buộc.
Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường
Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bước 5: Thu thập ý kiến của dân
Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng phải tổ chức trưng cầu ý kiến của người dân, đảm bảo việc bồi thường phải hợp lý, thỏa đáng và đúng quy định pháp luật.
Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường
Phê duyệt kế hoạch bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện.
Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường
- Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất.
- Trường hợp diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có đất bị thu hồi sau khi tranh chấp được giải quyết.
Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư
Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định, các đơn vị, cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Trong thời hạn bàn giao đất mà người sử dụng đất không giao đất thì thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Quy định pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng? Giải phóng mặt bằng là gì?...(Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)
Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!
-------------------------
Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0966.846.783
Email: congtyluatthuanduc@gmail.com
Website: http://luatthuanduc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349