Bán hàng đa cấp có vi phạm pháp luật không?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 222

1. Bán hàng đa cấp là gì?

Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:

“Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...7. Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm các hình thức sau đây:

a) Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng;

b) Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới;

c) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên…”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu bán hàng đa cấp là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp bằng cách thực hiện các hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới.

2. Bán hàng đa cấp có vi phạm pháp luật không?

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định việc bán hàng đa cấp là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nếu tổ chức cá nhân bán hàng đa cấp vi phạm các trường hợp bị nghiêm cấm sau đây sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

“Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

...2. Tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;

b) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;

c) Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

d) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

đ) Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;

e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức cá nhân bán hàng đa cấp như sau:

- Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;

- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;

- Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;

- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

Bán hàng đa cấp có vi phạm pháp luật không?Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

3. Tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp phải cần thực hiện những trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì trách nhiệm của tổ chức các nhân bán hàng đa cấp được quy định như sau:

* Đối với tổ chức bán hàng đa cấp:

- Niêm yết công khai các tài liệu hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức bán hàng đa cấp;

- Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng;

- Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng;

- Nhận lại hàng hóa và trả lại tiền theo yêu cầu của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp hoặc người tiêu dùng nếu yêu cầu được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng hóa và hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn và còn thời hạn sử dụng;

- Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo của tổ chức bán hàng đa cấp.

* Đối với Cá nhân tham gia bán hàng đa cấp:

- Xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng;

- Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động;

- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Ngoài ra, Chính phủ quy định chi tiết Điều 45 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

 

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan