Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào? - Công ty Luật Thuận Đức
Tác giảLuật Thuận Đức
Lượt xem: 164

Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào? Quy đinh pháp luật? 

>> Liên hệ Luật sư, hotline: 0966.846.783

Trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn là hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bị nạn và cả bản thân người vi phạm. Hãy cùng tìm hiểu về trách nhiệm và hậu quả pháp lý của những người tham gia giao thông khi họ quyết định bỏ trốn sau khi gây tai nạn là gì? Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào? (Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)

 

1. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông

Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:

– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

– Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Tại Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Do đó, sau khi xảy ra tai nạn giao thông thì cả người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn và người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm gọi cấp cứu đưa người bị thương đi bệnh viện và bản thân thì cần phải ở nơi xảy ra tai nạn cho đến khi cơ quan công an đến, nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn.

 

2. Trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lí như thế nào?

a. Xử phạt vi phạm hành chính:

Người điều khiển phương tiện gây tại nạn mà không thực hiện các trách nhiệm theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 và vi phạm Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì sẽ bị xử phạt như sau:

Tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi “Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn” bị xử phạt như sau:

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô:

Căn cứ điểm b khoản 8 và điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng

- Người điểu khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy:

Căn cứ điểm đ khoản 8 và điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Căn cứ điểm c khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đihj phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 5 tháng đến 7 tháng

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ khác:

Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ

400.000 – 600.000 đồng

 

Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào Công ty Luật Thuận Đức

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

b. Trách nhiệm hình sự:

Về các trường hợp mà người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, căn cứ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định cụ thể các trường hợp và mức hình phạt như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 1 đến 5 năm:

- Đối với trường hợp gây ra tai nạn và làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Đối với trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%.

- Đối với trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

- Đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Đối với trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định.

- Đối với trường hợp sử dụng rượu, bia hoặc chất ma túy trong khi tham gia giao thông và nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc sử dụng các chất kích thích mạnh khác bị cấm.

- Đối với trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

- Đối với trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.

- Đối với trường hợp làm chết 02 người.

- Đối với trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

- Đối với trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

- Đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Xem thêm: HỌC SINH LÀM PARTTIME BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT? VIỆC LÀM PARTTIME? 

 

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Đối với trường hợp làm chết 03 người trở lên.

- Đối với trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

- Đối với trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

- Đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%

 

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, bị xử phạt tùy vào hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra. Do đó, nếu trong trường hợp không may để xảy ra tai nạn giao thông hãy cứu giúp người gặp nạn, tránh trường hợp chạy trốn gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người gặp nạn và cũng mang cho bản thân những hậu quả khó khắc phục.

Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào? (Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
5 / 5 (2Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan