Tư vấn pháp luật Hình sự liên hệ: 0966.846.783
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là như thế nào?
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay còn được gọi là bắt cóc tống tiền là hành vi bắt giữ người trái pháp luật để làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương đương tiền thì mới thả người đang bị bắt giữ. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là như thế nào? (Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức).
Bắt người làm con tin là việc bắt và giữ lại trái pháp luật để buộc người muốn chuộc (có thể là người thân,...) phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thỏa mãn yêu cầu của người bắt và mục đích bắt người làm con tin là để chiếm đoạt tài sản, nhằm buộc người muốn chuộc phải giao ra tài sản hoặc một khoản tiền thì đây chính là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng (ví dụ như Điều 301 về Tội bắt cóc con tin,...).
1. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Một người sẽ bị coi là tội phạm bắt các nhằm chiếm đoạt tài sản khi đáp ứng đủ các yếu tố về cấu thành tội phạm sau đây:
- Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên cũng có thể trở thành chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp người này có năng lực trách nhiệm hình sự và không được miễn trách nhiệm hình sự.
- Khách thế của tội phạm: tội phạm này xâm phạm đến 02 quan hệ xã hội, đó chính là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Mặt khách quan của tội phạm: hành vi bắt giữ người khác làm con tin trái pháp luật; hành vi đe dọa, gây áp lực cho người thân thích của người bị bắt giữ để đạt được lợi ích về tài sản.
Thời điểm tội phạm hoàn thành được tính kể từ lúc người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm để chiếm đoạt tài sản. Hậu quả của tội phạm không phải dấu hiệu bắt buộc, nghĩa là việc chiếm đoạt được tài sản có trót lọt hay không thì người bắt cóc nhằm để đạt mục đích đó thì coi như tội phạm đã hoàn thành.
- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là để nhằm chiếm đoạt tài sản vì đây là dấu hiệu để phân biệt tội này với các tội danh khác như: Tội bắt cóc con tin được quy định tại Điều 301 Bộ luật hình sự 2015; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015.
2. Hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Hình phạt đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Bộ luật hình sự 2015, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi mà người phạm tội này sẽ phải chịu hình phạt thích đáng cho hành vi phạm tội của mình.
Theo đó, khung hình phạt nhẹ nhất mà tội phạm này phải chịu là 02 năm tù giam và nặng nhất có thể lên đến 20 năm tù giam hoặc thậm chí là tù chung thân. Đối với người chuẩn bị phạm tội này thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính trong trường hợp phạm tội này là tù có thời hạn, tù chung thân, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn có thể bị áp dụng hình pháp bổ sung. Các hình phạt bổ sung có thể được áp dụng bao gồm: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là như thế nào? (Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức).
Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!
-------------------------
Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0966.846.783
Email: congtyluatthuanduc@gmail.com
Website: http://luatthuanduc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349