Trình tự thủ tục xin cấp lại căn cước công dân (CCCD) khi bị mất? - Công ty Luật Thuận Đức
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 223

Trình tự thủ tục xin cấp lại căn cước công dân khi bị mất? Cách làm lại CCCD khi bị mất? Mất CCCD cần phải làm gì?...

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

Trình tự thủ tục xin cấp lại căn cước công dân khi bị mất? Cách làm lại CCCD khi bị mất? Mất CCCD cần phải làm gì?...(Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)

1. Mất Căn cước công dân có thuộc trường hợp được cấp lại?

hi rơi vào một trong các trường hợp thuộc Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định sau:

- Trường hợp đổi lại thẻ CCCD

+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014.

+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.

+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.

+ Xác định lại giới tính, quê quán.

+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.

+ Khi công dân có yêu cầu.

- Trường hợp cấp lại thẻ CCCD

+ Bị mất thẻ Căn cước công dân.

+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008.

 

2. Nơi đề nghị cấp lại thẻ Căn cước công dân

Căn cứ tại Điều 10, Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì người dân có thể gửi đề nghị cấp lại Căn cước công dân tại:

- Cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh tại nơi thường trú

- Cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh tại nơi tạm trú

- Website Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an

Khi gửi đề nghị tại website Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì người dân vẫn phải in và điền mẫu Tờ Khai Căn cước công dân đầy đủ như nộp trực tiếp. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận trên website, người dân chỉ cần nộp hồ sơ giấy tại bộ phận Một cửa của Cơ quan Công an mà không cần phải chờ đợi.

Trình tự thủ tục xin cấp lại căn cước công dân CCCD Công ty Luật Thuận Đức

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

3. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân

Trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định tại khoản 1, Điều 24 Luật Căn cước công dân và Điều 4 đến Điều 10 Thông tư 60/2021/TT-BCA, các bước thực hiện cũng tương tư như thủ tục cấp mới, cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người dân có nhu cầu cấp lại thẻ Căn cước công dân cần điền mẫu Tờ khai căn cước công dân, sau đó nộp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Các bộ công an có thẩm quyền sẽ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu, kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin

Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục và In Phiếu thu nhận thông tin, chuyển cho người dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân

Sau khi hoàn thành các bước lấy thông tin trên, trường hợp người dân làm lại thẻ Căn cước công dân do bị mất sẽ phải thanh toán lệ phí là 70.000 đồng/thẻ.

Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ sau khi nhận được thanh toán lệ phí. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ.

Bước 5: Nhận thẻ Căn cước công dân

Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp người dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý sẽ trả thẻ theo yêu cầu và người dân tự phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

 

3. Thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn như sau:

- Tại thành phố, thị xã không quá 15 ngày làm việc.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, thì Bộ trưởng Bộ Công an cũng có thể quy định rút ngắn thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân sao cho phù hợp với tình hình của từng địa phương.

 

4. Mức lệ phí cấp Căn cước công dân theo quy định

Mức thu lệ phí

Từ 01/01/2022 đến 30/6/2022

Từ 01/07/2022

Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số (CMND), CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD

15.000 đồng/thẻ CCCD

30.000 đồng/thẻ CCCD

Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

 

 

25.000 đồng/thẻ CCCD

50.000 đồng/thẻ CCCD

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng/thẻ CCCD

70.000 đồng/thẻ CCCD

Theo mức lệ phí nêu trên thì trường hợp cấp lại CCCD do bị mất sẽ là 70.000 đồng

 Xem thêm: XIN XÁC NHẬN THÔNG TIN CƯ TRÚ Ở ĐÂU? LÀM THẾ NÀO ĐỂ XIN XÁC NHẬN THÔNG TIN VỀ CƯ TRÚ?

Xem thêm: CHỨNG THỰC SƠ YẾU LÝ LỊCH Ở ĐÂU? CHỨNG THỰC SƠ YẾU LÝ LỊCH BAO NHIÊU TIỀN?

 

Trình tự thủ tục xin cấp lại căn cước công dân khi bị mất? Cách làm lại CCCD khi bị mất? Mất CCCD cần phải làm gì?...(Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức)

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan