Vay, mượn tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Công ty Luật Thuận Đức
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 187

Ngày nay, dưới tình trạng khó khăn và áp lực về tài chính, không ít người nghĩ đến việc đi vay, mượn tiền của người khác tuy nhiên đến hạn lại không thể trả nợ hoặc có khả năng trả nhưng cố tình trốn tránh. Lợi dụng việc tin tưởng nên vay mượn dễ dàng, không cần thế chấp thông qua quan hệ giữa anh em, bạn bè, người thân,...thường dẫn đến tình trạng trì trệ, hứa hẹn, kéo dài thời gian trả nợ. Vay, mượn tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức).

Bên cạnh đó, việc vay mượn tiền này thường diễn ra bằng lời nói nên không có hợp đồng viết tay gây ra nhiều khó khăn trong việc đòi lại. Vậy, trong tình huống này nên làm gì để có thể được trả lại tiền một cách hợp pháp và nhanh chóng nhất? Các câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

1. Việc vay mượn tiền bằng lời nói có phải là hợp đồng hay không?  

Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Dựa vào căn cứ trên, ta có thể cho rằng hợp đồng cho vay tài sản không bắt buộc phải lập thành văn bản, do đó việc cho vay tiền bằng lời nói vẫn có giá trị pháp lý và hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận. Do đó, người cho vay hoàn toàn có cơ sở để đòi nợ người vay thông qua việc cho vay bằng lời nói.

 

Vay, mượn tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không Công ty Luật Thuận Đức

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

2. Nếu quá thời hạn trả nợ theo thỏa thuận thì giải quyết thế nào theo pháp luật hình sự?

Theo một cách thông thường, có thể giải quyết việc không chịu trả nợ theo dân sự bằng việc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên với tình trạng người vay liên tục trốn tránh, thách thức hoặc không có đủ điều kiện trả nợ thì sẽ phức tạp hơn và cần có sự tham gia giải quyết của pháp luật hình sự như sau:

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Bên cạnh đó tại các khoản 2, 3, 4, 5 có quy định thêm về khung hình phạt nặng hơn và nặng nhất có thể lên đến 20 năm tù giam với việc chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng và có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm một số chức vụ, công việc lên đến 05 năm.

Như vậy, ngoài việc giải quyết một cách đơn giản và dễ dàng nhất là hai bên thỏa thuận nhẹ nhàng với nhau thì nếu gặp phải trường hợp bên vay tiền có ý định trây ì, trốn tránh, thách thức nhằm không trả lại số tiền đã vay mượn thì bên cho vay sẽ thu thập đầy đủ bằng chứng để có thể tố giác người vay đến cơ quan công an.

 Vay, mượn tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật Thuận Đức/Luật Thuận Đức/Công ty Luật TNHH Thuận Đức).

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
5 / 5 (1binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan