Đưa hối lộ có phải hành vi vi phạm pháp luật?
tac_giaLuật Thuận Đức
Lượt xem: 62

Theo quy định pháp luật hiện hành, tùy vào mức độ vi phạm mà người có hành vi đưa hối lộ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

1. Trường hợp người đưa hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ:

- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Lợi ích phi vật chất.

Hình phạt đối với người phạm tội đưa hối lộ như sau:

(1) Người phạm tội đưa hối lộ có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

(2) Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

(3) Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

(4) Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 Đưa hối lộ có phải hành vi vi phạm pháp luật?Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

Lưu ý:

- Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định nêu trên.

- Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

2. Trường hợp người đưa hối lộ bị xử phạt hành chính

Trường hợp người có hành vi đưa hối lộ nhưng chưa đủ dấu hiệu để bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

(1) Trường hợp đưa hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

(2) Trường hợp đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: Mức phạt hành chính nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan