Những điều bạn cần biết về phòng vệ chính đáng
Tác giảLuật Thuận Đức
Lượt xem: 117

1. Phòng về chính đáng là gì?

Theo quy định tại  khoản 1, Điều 22, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

“ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Như vậy trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Vậy vượt quá phòng vệ chính đáng là gì và có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 22, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy việc chống trả rõ ràng quá mức cần thiết đối với hành vi xâm hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước phạm vi vượt quá của mình.

Tuy nhiên hành vi vượt quá phòng về chính đáng thì người  phạm tội có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 51, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Những điều bạn cần biết về phòng vệ chính đáng.

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

3. Hình phạt đối với hành vi vượt quá phòng về chính đáng?

  • Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng :

Theo quy định tại Điều 136, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“ 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”.

Như vậy tùy vào mức độ và hành vi phạm tội, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Hình phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 3 năm tù.

  • Trường hợp giết người do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

Theo quy định tại Điều 126, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

“ 1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”.

Căn cứ theo quy định trên đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà dấn tới hậu quả chết người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt cao nhất của hành vi này lên đến 5 năm tù.

 

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan