Tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự và các quy định pháp luật liên quan
Tác giảLuật Thuận Đức
Lượt xem: 200

1. Tài sản bảo đảm là gì?

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 tài sản bao gồm: (1) Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; (2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

2. Điều kiện của tài sản bảo đảm

Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện của tài sản bảo đảm như sau:

“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”

Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu như sau: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.” Như vậy, tài sản bảo đảm cần thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm bao gồm cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định tài sản bảo đảm có thể là tài sản hình thành trong tương lai nên khi đem tài sản ra bảo đảm các bên chưa thể nhìn thấy được. Tuy nhiên việc mô tả để xác định chính xác tài sản đó có hình dáng, địa chỉ, cấu trúc như thế nào là điều cần thiết. Đặc biệt giá trị của tài sản đảm bảo có thể lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ bảo đảm.

Tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự và các quy định pháp luật liên quan.

Công ty Luật Thuận Đức - Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác. Liên hệ hotline: 0966.846.783

3. Các loại tài sản bảo đảm

Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 15/5/2021 quy định về các loại tài sản bảo đảm, theo đó tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

“1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Ngoài ra, Điều 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 Nghị định 21/2021/NĐ-CP cũng quy định chi tiết các loại tài sản có thể trở thành tài sản bảo đảm và điều kiện, yêu cầu của từng loại.

 

Công ty Luật Thuận Đức – Luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý!

-------------------------

Văn phòng làm việc: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0966.846.783

Email: congtyluatthuanduc@gmail.com

Website: http://luatthuanduc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100094722411349

Đặt lịch tư vấn

Gửi yêu cầu
0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan